Những câu hỏi liên quan
Linh Dương
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
11 tháng 9 2023 lúc 0:06

Em cảm thấy sách ngữ văn kết nối tri thức 6 là một cuốn sách thú vị. Chúng em được mở rộng tri thức và vốn hiểu biết về từ vựng, ngữ pháp phong phú của tiếng Việt. Bên cạnh đó những văn bản đọc hiểu cũng rất cuốn hút. Chúng em hiểu thêm về cácvẻ đẹp thắng cảnh đất nước và những bài học đạo đức được đúc rút qua mỗi văn bản. Nhờ vậy, em cảm thấy yêu thích môn ngữ văn hơn.

Bình luận (0)
Vũ Xuân Ảnh
Xem chi tiết
Khánh Quỳnh
27 tháng 12 2021 lúc 8:27

#Tham khảo

Xin chào các bạn, tớ là cây bút chì. Tớ là một vật dụng nhỏ bé với sức mạnh phi thường. Nếu không tin các bạn cứ thử nhìn xem, trên thế giới không nơi nào không cần đến sự giúp đỡ của tớ. Và tớ cũng là một dụng cụ học tập thân thiết với các bạn học sinh.

Ông tổ của tớ tên là bút chì hiện đại được sinh ra năm 1795 bởi một nhà khoa học quân đội tên là Nicdas Jacques Conte. Dù trước đó, nhiều nơi đã xuất hiện dấu tích của gia đình bút chì của tớ. Cụ thể là vào thời cổ La Mã, con người đã sử dụng than kim loại để viết ký hiệu và vẽ lên các vật dụng như gỗ hoặc đá nhẵn. Ở Anh năm 1564, than chì được sử dụng. Và cây bút chì đầu tiên được xuất hiện năm 1662 tại Đức là cây bút chì thô sơ và có kích thước to hơn tớ rất nhiều. Vào thời điểm chưa có cây gọt bút chì nên những chiếc bút chì chưa được có dáng vẻ đẹp như tớ bây giờ. Tuy nhiên, đó cũng là nguồn gốc và lịch sử của bút chì ngày nay.

Dù là cây bút chì nào, đã mang danh bút chì cũng có hai phần đó là lõi than chì và vỏ. Lõi than được tạo thành bởi than chì trộn đất sét mịn và nước để tạo thành ruột chì dài gọi là sợi ruột chì. Sau đó sợi ruột chì được nhúng vào dầu hoặc sáp nóng. Sau đó đổ vào vỏ bút chì để tạo rãnh và phần sợi ruột chì được cho vào bên trong vỏ bút. Thế là đã tạo thành một thanh bút dài, từ thanh bút dài có đủ cấu tạo phần ruột chì và vỏ sẽ được cắt thành từng đoạn, từng khúc để đem tới tay người sử dụng. Có một chút lưu ý khi người sản xuất bút chì đó là trọng lượng và độ đậm nhạt của bút. Có rất nhiều loại số đo độ đậm cứng, thông thường người ta chỉ xét từ 9H đến 9B, trong đó 9H là cứng và nhạt nhất 9B là mềm và đậm nhất. Đó là lý do vì sao trên thân của bút chì chúng tớ luôn có ký hiệu gồm chữ và số hoặc chỉ có chữ không. Ký hiệu này là chữ tiếng Anh viết tắt, chữ "H" viết tắt từ "hart" biểu diễn độ cứng của ruột bút, còn chữ "B" là "black" biểu diễn độ đậm của bút. Các loại bút chì phổ biến được sử dụng trên thị trường là bút chì HB và 2B. 2B là loại bút chì có lượng than chì nhiều hơn trong tỷ lệ than trộn với đất sét, nên ruột mềm hơn, nét đậm. HB là loại bút có lượng thanh chì ít hơn so với đất sét trộn thành ruột bút nên nét mảnh và có phần nhạt nét hơn.

Tiếp đó là phần ngoại hình của một cây bút chì chúng tớ ngày càng bắt mắt, đủ các loại màu sắc và họa tiết khác nhau. Đó là chiến thuật để thu hút những người dùng là các bạn trẻ, phù hợp với cá tính sở thích. Tuy nhiên, trên thực tế lượng bút chì được sơn màu vàng chiếm phần lớn các thị trường, ví dụ như thị trường Mỹ có tới 75% những cây bút chì có màu vàng. Nguồn gốc của màu sắc này có thống kê đã từng ghi nhận bởi nguyên nhân từ việc xuất khẩu bút chì vào thị trường Trung Quốc, màu vàng rất được ưu chuộng nên nhà sản xuất đã khéo léo dựa vào đó để nâng giá trị cho cây bút chì. Lí do ban đầu người ta sơn bút chì màu vàng đơn giản là để tránh nhầm lẫn với các loại dụng cụ bằng gỗ khác.

Dựa vào công dụng và mục đích sử dụng khác nhau, người sản xuất sẽ tạo ra những chiếc bút chì có màu sắc và hình thức khác nhau. Nổi bật hơn cả là chiếc bút chì phục vụ cho viết lách. Những chiếc bút chì là người bạn đầu tiên của các bạn nhỏ khi bắt đầu tập viết những nét chữ đầu tiên của cuộc đời. Những chiếc bút chì lại bầu bạn và ở thật lâu với những họa sĩ, nhà thiết kế. Những cây bút chì màu tô điểm cho thế giới thêm tươi tắn. Và những cây chì kẻ mắt lại tô điểm cho gương mặt người sử dụng thêm phần tự tin và sắc sảo.

Dù là ở nơi đâu, hay ở thời gian nào, bút chì chúng tớ vẫn luôn là người bạn thân thiết của con người, không chỉ là một dụng cụ hỗ trợ mà còn đồng hành cùng ước mơ và cuộc sống của người sử dụng. Bút chì khi cùn đi được gọt nhọn bởi lưỡi dao của dụng cụ gọt bút. Những cây bút chì chịu những đau đớn sẽ trở nên đẹp và hữu ích hơn sau khi được bỏ đi phần dư thừa của bản thân. Hãy sống như chúng tớ, biết gọt giũa bản thân mình để được trở nên tốt đẹp nhất.

Bình luận (0)
Linhh
Xem chi tiết
Nguyễn Trương Ngọc Hường...
1 tháng 11 2021 lúc 7:09

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ " Bạn đến chơi nhà " em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà cụ cái gì cũng có nhưng không thể sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết : " Bác đến chơi đây, ta với ta " để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cụm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ, em đã biết được tình bạn là thứ không thể mua được bằng vật chất , không thứ nào có thể thay thế được.

                                CHÚC BẠN HỌC TỐT

Bình luận (0)
Linh Thuy
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 3 2021 lúc 15:42

Tham khảo thôi nhé:

Có thể nói, nói dối rất có hại cho bản thân.Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dang nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.

Bình luận (0)
Nguyen Phuong Anh
Xem chi tiết
nguyen le chinh
1 tháng 5 2018 lúc 9:53

sau con mua bao cai san nha em sach nhu mot tam kinh lau het may het bui em hanh dien vi no lam

Bình luận (0)
Nguyen Phuong Anh
Xem chi tiết
Lê Thảo Quyên
1 tháng 5 2018 lúc 9:57

Sân nhà em rất rộng. Cái sân như một người bạn thân của em. Cái sân chơi với em khi em buồn. Cái sân rộng như một bãi đất bằng phẳng lồng lộng gió.

ko hay , bạn thông cảm nha.

Bình luận (0)
Ngọc Linh 0_0
1 tháng 5 2018 lúc 10:03

Trước nhà em là một khoảng sân be bé - khoảng trời riêng của em. Nơi đó có cây cau cao vút như có thể đâm thủng các tầng mây xanh. Có bác táo đang chăm sóc cho đàn con nhỏ của mình. Những chú chim hót líu lo như đang gọi mùa hè về! 

Đc ko bn? 

Bình luận (0)
Mochi
Xem chi tiết
banana
Xem chi tiết
Đức Minh Nguyễn 2k7
4 tháng 12 2018 lúc 14:55

Câu 2:

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

Bình luận (0)
banana
4 tháng 12 2018 lúc 20:29

thank you bạn Nguyễn Minh Đức

Bình luận (0)